BÌNH ĐẲNG GIỚI
Khái niệm bình đẳng giới ngụ ý rằng nam giới và nữ giới cần nhận được những đối xử bình đẳng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội và nhân quyền|quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi... Đây là một chiến lược được Liên Hiệp quốc theo đuổi trong việc xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách để đạt mục tiêu cuối cùng là nữ giới và nam giới được bình đẳng với nhau về pháp lý
Những quan điểm sai lầm về bình đẳng giới
Khái niệm bình đẳng giới ngụ ý rằng nam giới và nữ giới cần nhận được những đối xử bình đẳng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội và nhân quyền|quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi... Đây là một chiến lược được Liên Hiệp quốc theo đuổi trong việc xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách để đạt mục tiêu cuối cùng là nữ giới và nam giới được bình đẳng với nhau về pháp lý.
2. Xã hội đã đạt được bình đẳng giới nên không cần đấu tranh nữa.
Bạn vừa ăn no không có nghĩa là nạn đói đã được xóa sổ. Số liệu thống kê cho thấy bất bình đẳng giới còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới. Những khuôn mẫu, định kiến ngầm vẫn luôn tồn tại trong xã hội. Đàn ông phải là trụ cột gia đình, phụ nữ không hợp với những ngành kĩ thuật, con trai không được khóc, không được “yếu mềm” là những khuôn mẫu khá phổ biến.
3. Bình đẳng giới là bắt phụ nữ làm những công việc “dành cho đàn ông” và ngược lại.
Đây có lẽ là quan điểm sai nhất về bình đẳng giới, khi những người chỉ trích cho rằng các nhà nữ quyền đang cố gắng bắt phụ nữ phải có địa vị trong công việc tương đương với đàn ông, phải tham gia vào nền kinh tế, trở thành luật sư, bác sĩ, chính trị gia; còn đàn ông phải làm việc nhà, phải chăm sóc con, …
Vì đấu tranh cho bình đẳng giới là đấu tranh để mọi người đều được tạo điều kiện để làm những việc theo ý muốn của mình, không bị giới hạn bởi giới tính. Một bạn nữ muốn ở nhà làm nội trợ, làm mẹ, làm vợ, chăm sóc con cái, chẳng có gì là mâu thuẫn với các phong trào nữ quyền nếu như bạn ấy hoàn toàn muốn như vậy và không bị ép buộc/gây áp lực bởi gia đình và xã hội. Điều đó chỉ có vấn đề khi bạn ấy bị tước đoạt những cơ hội học hành/làm việc chỉ vì giới tính của mình. Đấu tranh cho bình đẳng giới là đấu tranh cho quyền tự do lựa chọn của mỗi người.
4. Bản chất đàn ông và phụ nữ đã khác nhau thì còn đòi bình đẳng cái nỗi gì?
Những người nói ra điều này thường kèm theo một luận điểm cho rằng bình đẳng giới là cào bằng tất cả. Rõ ràng bản chất sinh học giữa nam và nữ có nhiều khác biệt.Tuy nhiên ở đây có hai điểm cần lưu ý:
Thứ nhất, bình đẳng giới không chối bỏ sự khác biệt giữa các giới tính. Bình đẳng giới chỉ làm việc để với tất cả những sự khác biệt, đều được đối xử công bằng, có cơ hội tiếp cận và sử dụng nguồn lực như nhau.
Thứ hai, nam và nữ không quá khác biệt như nhiều người vẫn nghĩ. Nhiều người vẫn luôn nghĩ đàn ông và phụ nữ khác nhau hoàn toàn về tâm sinh lí. Đàn ông mạnh mẽ, quyết đoán, không thích tám chuyện; phụ nữ mau nước mắt, giàu cảm xúc, tỉ mỉ, thích túm năm tụm ba… Tuy nhiên điều này không do bản chất của nam và nữ mà chủ yếu là do môi trường sống, niềm tin và khuôn mẫu trong xã hội.
Chia sẻ cảm nhận của bạn nhé!